2025-01-14 IDOPRESS
"Chúng tôi tin rằng đã đến lúc siết tác động từ các lệnh trừng phạt,bằng cách hạ mức giá trần xuất khẩu được G7 thống nhất trước đây",Thụy Điển,Đan Mạch,Phần Lan,Latvia,Lithuania và Estonia cho biết trong văn bản gửi EC ngày 13/1.
Các nước G7 hiện áp giá trần 60 USD với dầu thô Nga xuất khẩu. Các sản phẩm từ dầu vẫn duy trì hai mức trần 45 USD và 100 USD (tùy loại) từ tháng 12/2022 và 2/2023,sau xung đột Nga - Ukraine.
Theo lệnh trừng phạt,G7 cấm các hãng vận tải biển và hãng bảo hiểm tại các nước thành viên cung cấp dịch vụ cho dầu Nga xuất khẩu nếu giá bán vượt 60 USD. Chính sách này nhằm siết nguồn thu của Nga,nhưng không làm đảo lộn dòng chảy nhiên liệu toàn cầu.
Công nhân hãng dầu Rosneft (Nga) tại một mỏ dầu ở Nefteyugansk. Ảnh: Reuters
"Thị trường dầu thế giới hiện có nguồn cung tốt hơn năm 2022,đồng nghĩa hạ giá trần sẽ khó gây ra cú sốc",các nước trên giải thích. Họ cho rằng Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu nếu giá xuống thấp đáng kể,do các cơ sở lưu trữ hạn chế và ngân sách phụ thuộc lớn vào bán dầu.
Tháng 9/2024,Bộ Kinh tế Nga dự báo giá dầu xuất khẩu trung bình năm 2024 là 70 USD một thùng,tăng 5 USD so với ước tính trước đó. Con số này cao hơn 64,5 USD năm 2023 và giá trần 60 USD. Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng,với khách hàng châu Âu và Trung Quốc.
Các dự báo trên đi ngược mục tiêu của phương Tây là giáng đòn lên kinh tế Nga sau chiến sự tại Ukraine. Nga cho biết lệnh trừng phạt của phương Tây lên các ngành kinh tế chủ chốt của họ chỉ giúp nước này tự chủ hơn. Việc chuyển hướng xuất khẩu hàng hóa và dầu thô sang các nước như Ấn Độ và Trung Quốc,trong bối cảnh giá dầu cao giúp chính phủ Nga duy trì nguồn thu dồi dào.
Hà Thu (theo Reuters)
01-14
01-14
01-14
01-14
01-14
01-14
01-14
01-14
01-14
01-14