2024-12-18 HaiPress
Thạc sĩ,bác sĩ Trần Văn Hà,Khoa Nhi,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội,cho biết trong năm đầu đời,chiều cao của trẻ có thể tăng gấp rưỡi. Trong ba tháng đầu,mỗi tháng bé tăng lên 3,5-3,8 cm chiều cao,sau đó bé có thể tăng thêm 1-1,2 cm mỗi tháng.
Khi 2-5 tuổi,bé cao thêm 6,3–8,9 cm mỗi năm. Giai đoạn 10 tuổi,trẻ thường cao thêm khoảng 6 cm mỗi năm. Ở tuổi vị thành niên (11-21 tuổi),trẻ sẽ đạt 15-20% chiều cao ở tuổi trưởng thành. Sau đó các sụn tăng trưởng sẽ cứng lại,ngừng tạo xương mới khiến bé không thể tăng chiều cao ở tuổi trưởng thành.
Theo bác sĩ Hà,có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao như di truyền,dinh dưỡng,vận động,lối sống. Dưới đây là một số thói quen thường gặp.
Ăn vặt nhiều,nhất là đồ ăn nhanh,thực phẩm chứa nhiều muối,đường,chất béo không lành mạnh khiến trẻ dễ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết như protein,canxi,vitamin D,kẽm... Hàm lượng chất xơ,vitamin D của thực phẩm qua chiên rán bị mất đi,cản trở quá trình hấp thụ canxi. Nạp quá nhiều muối vào cơ thể cũng kích thích cơ thể bài tiết canxi qua đường tiểu,không tốt cho sự phát triển khung xương.
Phụ huynh ép trẻ ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ. Tinh bột chứa nhiều carbohydrate (carb),hàm lượng protein thấp. Trẻ ăn nhiều tinh bột nhanh no,từ đó ăn ít protein và các dưỡng chất từ những loại thực phẩm khác,gây mất cân bằng dinh dưỡng. Trẻ ăn uống mất cân bằng có thể bị suy dinh dưỡng mạn tính,còi cọc.
Trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa carb tinh chế và đường có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe như béo phì,tiểu đường type 2. Mức insulin trong máu tăng do tiểu đường có thể khiến cơ thể giảm sản sinh hormone tăng trưởng GH - loại hormone do tuyến yên sản xuất.
Uống nước ngọt có gas có axit photphoric dễ gây mất cân bằng tỷ lệ canxi,phốt pho,axit-bazơ trong cơ thể,dẫn đến giảm mật độ xương. Giảm tiêu thụ những sản phẩm này giúp bé cao lớn tốt hơn.
Ít vận động làm hạn chế quá trình trao đổi chất,giảm sức mạnh cơ bắp,xương khớp. Cơ thể ít sản sinh hormone tăng trưởng GH khiến hệ xương kém phát triển. Lượng hormone GH tiết ra phụ thuộc vào hình thức luyện tập,cường độ và lượng thức ăn được tiêu thụ trong lúc tập luyện. Trẻ cần vận động khoảng 60 phút mỗi ngày.
Các môn thể thao có tác dụng kéo dài cột sống,tăng cường cơ bắp và chiều cao hiệu quả như bơi lội,đạp xe,bóng rổ,bóng chuyền,chạy bộ,xà đơn,nhảy dây... Phụ huynh cho trẻ tập vừa sức,phù hợp thể trạng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên thể hình.
Trẻ theo dõi sự phát triển chiều cao tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp
Ngồi sai tư thế như cúi gập,cong lưng khi học tập,sinh hoạt có thể gây cong vẹo cột sống,gù lưng... ảnh hưởng cấu trúc xương khớp,hạn chế sự phát triển chiều cao. Giữ tư thế đúng giúp các cơ lưng và cơ trung tâm khỏe mạnh. Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ ngồi vai thả lỏng,lưng thẳng,cột sống nằm ở vị trí trung tính. Lòng bàn chân đặt thẳng dưới đất,vùng hông và lưng tạo với nhau thành một góc vuông,giữ đầu gối bằng,cao hơn một chút so với hông,tuyệt đối không bắt chéo chân. Trọng lượng cơ thể phân bổ đều cả hai hông.
Không để trẻ mang vác nặng vì làm giảm áp lực lên cột sống,tránh ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao tự nhiên.
Thức khuya hạn chế quá trình phóng thích hormone tăng trưởng chiều cao GH. Trẻ nên ngủ sớm,trước 21h với bé chưa đi học và trước 22h nếu bé đi học. Đánh thức bé dậy trước 7h do ngủ dậy muộn cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển chiều cao. Không gian phòng ngủ có độ sáng thích hợp,đảm bảo yên tĩnh,sạch sẽ,thoáng mát,độ ẩm không khí duy trì ở mức 40-60%.
Dùng thiết bị điện tử như điện thoại di động,tivi,máy vi tính,laptop... quá nhiều khiến trẻ lười vận động. Phụ huynh nên hạn chế thời gian cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời,tìm hiểu thế giới xung quanh như du lịch,dã ngoại,tham quan,leo núi...
Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm hạn chế tổng hợp vitamin D,khiến cơ thể kém hấp thụ canxi,dẫn đến xương yếu,chậm phát triển. Cha mẹ nên khuyến khích con tắm nắng buổi sáng (trước 9h) từ 15-30 phút mỗi ngày để tránh tác hại của tia UV.
Căng thẳng,áp lực tâm lý kéo dài dẫn đến những thay đổi trong nồng độ huyết thanh của nhiều loại hormone như glucocorticoid,catecholamine,hormone tăng trưởng và prolactin,từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Hút thuốc lá thụ động gây hại tim phổi,ảnh hưởng đến quá trình tạo xương và tái hấp thu canxi ở thận.
Bác sĩ Hà giải thích khói thuốc lá gây mất cân bằng trong cơ chế chuyển hóa xương,gây loãng xương theo nhiều cơ chế. Nicotine trong khói thuốc lá làm giảm cảm giác thèm ăn,thiếu dinh dưỡng,trọng lượng cơ thể thấp làm hạn chế sự tạo xương. Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc cũng khiến enzym gan tăng cường quá trình chuyển hóa các chất chuyển hóa vitamin D ở gan,ức chế giải phóng hormone tuyến cận giáp (PTH) dẫn đến nồng độ vitamin D trong máu sụt giảm. Khả năng hấp thụ canxi ở ruột giảm do thay đổi trong quá trình chuyển hóa hormone calcitropic.
Khói thuốc lá làm tăng mức cortisol gây căng thẳng. Hợp chất hydrocarbon đa vòng,nicotine cũng tác động có hại đến mô xương bằng cách ức chế quá trình tạo xương.
Không uống đủ nước khiến đĩa đệm cột sống kh1o duy trì sự linh hoạt. Điều này hạn chế quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể để nuôi xương phát triển.
Dùng thuốc không theo chỉ định,nhất là một số loại thuốc như corticosteroid nếu dùng tùy tiện có thể làm chậm sự phát triển của xương,theo bác sĩ Hà.
Không kiểm tra sức khỏe định kỳ dẫn đến phát hiện các vấn đề cong vẹo cột sống,thiếu hormone tăng trưởng,loãng xương trễ,không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ mắc một số bệnh lý như suy dinh dưỡng,bệnh đường tiêu hóa,rối loạn nội tiết,hội chứng Down,hội chứng Russell Silver,suy tuyến yên,dậy thì sớm hoặc muộn... cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
Trịnh Mai
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29