2024-12-05 HaiPress
Thông tin được nêu trong tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống" với chủ đề "Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội,thách thức cho Việt Nam và thế giới" tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội. Tọa đàm nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ khoa học công nghệ của Quỹ VinFuture 2024.
Theo GS Yafang Cheng,Viện nghiên cứu Hóa học Max Planck,Đức,aerosol được hình thành từ các hạt bụi mịn,khó nhìn thấy nhưng đã góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong,ước tính gây ra 9 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2019. So sánh với đại dịch Covid-19,"khủng hoảng ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng hơn khi số người chết do khói bụi cao hơn nhiều",bà nói.
GS Yafang Cheng trình bày tham luận tại sự kiện sáng 5/12. Ảnh: Việt Hùng
GS Cheng nhấn mạnh,các hạt aerosol sinh ra từ giao thông vận tải,sản xuất công nghiệp,và các phản ứng quang hóa trong không khí đã làm tăng sự tích tụ các hạt này trong tầng khí quyển. Trong mùa đông khi nhiệt độ thấp hạt aerosol gây nên hiện tượng sương mù. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
PGS Hồ Quốc Bằng,Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng,tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM giao thông vận tải là nguyên nhân chính,góp 74% bụi mịn PM2.5,cùng với các khí như NOx,CO,và SO2.
Tại Hà Nội,với khoảng 8,5 triệu dân (thống kê năm 2022),hơn 6 triệu xe máy và 690.000 ôtô,cùng khoảng 2.000 nhà máy. Kiểm kê phát thải dùng mô hình emisen ở Hà Nội cho thấy giao thông có tỷ lệ phát thải lớn nhất,còn lại sản xuất công nghiệp phát thải 39%.
Tương tự,TP HCM giao thông cũng là nguồn phát thải đáng kể aerosol. Bên cạnh đó,các hoạt động đốt sinh khối,sản xuất công nghiệp và vận tải biển cũng góp phần không nhỏ,PGS Bằng nói.
PGS Hồ Quốc Bằng trong phiên thảo luận sáng 5/12. Ảnh: Việt Hùng
Tại tọa đàm các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. GS Daniel Kammen,Đại học California,Berkeley cho rằng việc chuyển đổi sang giao thông xanh,đặc biệt là sử dụng xe điện,giảm sự phụ thuộc vào phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên,ông cũng nhấn mạnh cần tăng cường hạ tầng sạc điện,hỗ trợ chính sách chuyển đổi xe cũ,và khuyến khích sản xuất xe điện với chi phí hợp lý để người dân dễ dàng tiếp cận.
Ngoài ra các nhà khoa học cũng chỉ ra,để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí cần phát triển công cụ tiên tiến,xây dựng mạng lưới giám sát,quan trắc tự động,sử dụng thiết bị vệ tinh và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo theo dõi chất lượng không khí trên Trái Đất.
Trao đổi bên lề sự kiện,PGS Hồ Quốc Bằng đề xuất với nguồn kinh phí còn hạn hẹp Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng các trạm quan trắc rẻ tiền,sau đó kết hợp với trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cảnh báo,dự báo chất lượng không khí cho người dân. Đồng thời xây dựng bản đồ phát thải làm căn cứ khoa học để các địa phương có chính sách môi trường phù hợp.
GS Yafang Cheng cho rằng cải thiện công nghệ,tiếp nhận công nghệ mới tạo năng lượng sạch,xanh để tất cả mọi người có thể chi trả được và về lâu dài không gây hại cho môi trường.
Nhật Minh
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20