2024-12-04 HaiPress
Ngày 4/12,đại diện Sở Y tế cho biết vừa phối hợp Sở Giáo dục Đào tạo thí điểm mô hình trường - trạm về nha học đường tại 7 trường ở quận 1,quận 5,quận 6 và huyện Cần Giờ,trước khi triển khai toàn thành phố vào năm tới. Chương trình khám,kiểm tra sức khỏe răng miệng,điều trị dự phòng đợt một thực hiện trong tháng 4 và tháng 5,vừa tái khám đợt hai sau 6 tháng.
Kết quả ghi nhận tỷ lệ sâu răng giảm từ 63,3% trong đợt đầu xuống còn 50,7% ở đợt hai. Trong đó,tỷ lệ sâu răng cối vĩnh viễn giảm đáng kể từ hơn 40% xuống còn khoảng 22%. Tỷ lệ viêm nướu cũng giảm mạnh từ 45% xuống hơn 33%. Điều này có được một phần là nhờ vào các biện pháp điều trị dự phòng như bôi vecni fluor,trám bít hố rãnh,tư vấn vệ sinh răng miệng cho những học sinh có nguy cơ cao. Tình trạng sâu răng của trẻ cũng được chia sẻ để phụ huynh đưa đi điều trị kịp thời.
Đây là mô hình thí điểm trong khuôn khổ Đề án nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe răng miệng giai đoạn 2021-2030 của Bộ Y tế. Đề án nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng cho học sinh thông qua khám,tư vấn,điều trị ngay tại trường,giúp tiết kiệm thời gian,chi phí cho phụ huynh và giảm gánh nặng hệ thống y tế.
Nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế Quận 6 khám,điều trị dự phòng cho học sinh dưới sự giám sát,hỗ trợ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
Các tổ nha lưu động của thành phố được thành lập từ tháng 4,gồm nhân viên từ trường học,trạm y tế,trung tâm y tế,với sự hỗ trợ của hai bệnh viện đầu ngành là Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM và Răng Hàm Mặt TP HCM. Việc triển khai mô hình trường - trạm không chỉ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe răng miệng,mà còn tạo điều kiện để đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế cơ sở. Đến nay,2 bệnh viện đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật cho 78 nhân viên y tế của 4 quận huyên trên. Với số lượng này,thành phố đã đủ điều kiện thành lập được 7 tổ nha lưu động.
Chương trình thí điểm cũng cho thấy nhiều thách thức,đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự y tế chuyên trách tại các trạm y tế và trung tâm y tế so với số lượng học sinh. Các trạm y tế chưa có cán bộ chuyên trách nha học đường,hầu hết là kiêm nhiệm chưa được đào tạo về kỹ năng lâm sàng. Đối với huyện Cần Giờ,vị trí địa lý xa trung tâm và lực lượng nhân sự hạn chế,gây trở ngại trong triển khai kỹ thuật và vận chuyển vật tư,thiết bị y tế đến các trường.
Các thống kê ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ sâu răng ở trẻ em lên hơn 86%,tức hầu như trẻ nào cũng gặp tình trạng này,trong đó tỷ lệ sâu ở răng vĩnh viễn rất cao. Trẻ bị sâu răng nhiều hơn người lớn do ý thức chăm sóc,bảo vệ răng chưa cao. Trẻ ăn vặt nhiều,thiếu vệ sinh răng miệng,tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn,mảng bám thức ăn gây sâu răng. Hơn nữa,răng trẻ em cũng chưa cứng,chắc như người trưởng thành,dễ bị tổn thương hơn.
Sâu răng ở trẻ không điều trị kịp thời dễ viêm tủy răng,hoại tử tủy. Tình trạng này còn gây các vấn đề như viêm xoang hàm,viêm hạch,viêm tủy xương... Sâu răng gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của trẻ trong việc ăn uống,giấc ngủ,tinh thần học tập. Riêng với trẻ bị sâu răng sữa,nếu không điều trị kịp thời sẽ mất răng sữa sớm,dẫn đến lệch lạc răng,ảnh hưởng quá trình mọc răng vĩnh viễn.
Lê Phương
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22