2024-11-29 HaiPress
Hội đồng điều tra của Bộ Quốc phòng New Zealand hôm nay công bố kết quả điều tra vụ tàu khảo sát hải dương HMNZS Manawanui của nước này đâm phải đá ngầm và chìm ngoài khơi Samoa đầu tháng 10.
"Con tàu bị chìm vì chế độ lái tự động không được tắt vào lúc cần thiết. Chế độ lái tự động liên tục vận hành,khiến HMNZS Manawanui duy trì hướng di chuyển về phía đất liền cho đến khi xảy ra va chạm và mắc cạn",báo cáo điều tra của đoạn.
Tàu Manawanui bốc cháy ngoài khơi đảo Upolu sáng 6/10. Ảnh: 1news
Thủy thủ đoàn khi đó phát hiện HMNZS Manawanui đi chệch lộ trình và tìm cách chuyển hướng,cho rằng con tàu bị mất lái vì lỗi hệ thống điều khiển động cơ phụ. Tuy nhiên,họ không kiểm tra chế độ lái tự động đã tắt hay chưa. "Thay vì tránh xa mối nguy hiểm,con tàu lại tăng tốc về hướng bãi đá ngầm",hội đồng điều tra cho hay.
"Người phụ trách hệ thống điều khiển đáng lẽ phải kiểm tra màn hình có hiển thị chế độ lái tự động hay không",chuẩn đô đốc Garin Golding,tư lệnh hải quân New Zealand,nhận định.
Bộ trưởng Quốc phòng Judith Collins sau đó cho biết hải quân New Zealand rất thất vọng trước sai sót trên. "Đây là ngày tồi tệ. Chúng tôi sẽ không trốn tránh trách nhiệm về vấn đề này",ông nói.
Tàu hải quân New Zealand đắm vì đâm phải đá ngầm
Tàu Manawanui bốc cháy và chìm ngoài khơi đảo Upolu sáng 6/10. Video: X/Davepoole
Hội đồng điều tra dự kiến tiếp tục công việc đến quý I/2025. Do nguyên nhân sự cố được xác định là lỗi con người,giới chức hải quân New Zealand sẽ khởi động quy trình xem xét kỷ luật sau khi kết thúc điều tra.
Ba người có mặt trên khoang lái vào thời điểm xảy ra sự cố,gồm lái tàu,sĩ quan giám sát và hạm trưởng,nhiều khả năng sẽ nằm trong diện bị xem xét kỷ luật. "Tôi muốn trấn an dư luận New Zealand rằng hải quân sẽ rút ra được bài học từ tình huống này và tôi có trách nhiệm giành lại lòng tin của người dân",chuẩn đô đốc Golding nhấn mạnh.
Xác tàu Manawanui hiện nằm ở độ sâu khoảng 30 m so với mặt nước. Nó chở theo 950 tấn dầu diesel vào thời điểm bị chìm,làm dấy lo ngại về nguy cơ tràn dầu. Hải quân New Zealand trước đó nói rằng các bể chứa nhiên liệu chính trên tàu vẫn nguyên vẹn,lực lượng cứu hộ đang tìm cách thu hồi số dầu trên mà không gây ra rò rỉ lớn.
Tàu Manawanui tại Funafuti Lagoon,Tuvalu năm 2022. Ảnh: AP
Trước vụ chìm,hải quân New Zealand chỉ có 9 tàu trong biên chế,với chủ lực chiến đấu là hai tàu hộ vệ và hai tàu tuần tra xa bờ. HMNZS Manawanui cũng là tàu khảo sát hải dương duy nhất của lực lượng này.
Tàu có chiều dài 85 m,chi phí chế tạo khoảng 100 triệu USD,hạ thủy tại Na Uy năm 2003 và được New Zealand mua lại năm 2018. Manawanui được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ,khảo sát các vùng biển quanh New Zealand và khắp tây nam Thái Bình Dương.
Phạm Giang (Theo AFP,AP)
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21