2024-10-29 HaiPress
Tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề hô hấp,thường gặp ở người có tiền sử bệnh lý hoặc vận động trong điều kiện không thuận lợi. Thạc sĩ,bác sĩ Trần Duy Hưng,khoa Hô hấp,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội,cho biết khó thở là triệu chứng phổ biến,thường xảy ra khi người tập luyện quá sức hoặc trong không khí ô nhiễm. Môi trường lạnh hoặc khô khiến người tập dễ bị ho. Một số người có thể khó hít thở sâu do cơ hoành bị căng hoặc mệt mỏi.
Cơn co thắt phế quản có thể xuất hiện khi người bệnh hen tập luyện không đúng cách,khiến khó hít thở. Cảm giác đau ngực cũng xảy ra trong trường hợp có vấn đề về tim mạch hoặc căng thẳng. Bác sĩ Hưng hướng dẫn một số cách giúp duy trì sức khỏe hô hấp ổn định khi tập thể dục thể thao.
Khởi động kỹ
Khởi động giúp làm ấm cơ thể,tăng cường lưu thông máu và chuẩn bị hệ hô hấp cho các hoạt động mạnh hơn. Các bài tập khởi động hiệu quả như giãn cơ nhẹ nhàng,đi bộ hoặc chạy bộ chậm. Nhờ đó,cơ thể dần thích ứng với cường độ vận động cao hơn và giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề hô hấp.
Chọn môn thể thao phù hợp
Người có tiền sử bệnh hô hấp như hen phế quản nên ưu tiên môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ,bơi lội hoặc yoga để cải thiện sức khỏe,ít gây áp lực lên hệ hô hấp. Người bệnh nên tránh các hoạt động thể lực cường độ cao,môn thể thao ngoài trời khi ô nhiễm không khí hoặc thời tiết khắc nghiệt.
Đi bộ,chạy bộ cường độ nhẹ phù hợp với người bệnh hô hấp. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Theo dõi nhịp thở
Cường độ tập luyện cũng cần được cân đối tùy vào thể trạng bởi quá sức có thể gây ra cơn hen cấp,khó thở,chóng mặt bất ngờ. Người tập chú ý đến cách hít thở,nếu khó thở hoặc mệt mỏi nên giảm cường độ hoặc dừng lại nghỉ ngơi. Hít thở sâu và đều cung cấp đủ oxy cho cơ thể và giảm căng thẳng. Người có dấu hiệu khó thở kéo dài cần ngừng tập luyện ngay,đến bác sĩ khám.
Tập luyện trong không gian thoáng
Tập luyện trong không khí trong lành và thoáng đãng giúp hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề hô hấp. Tránh tập thể dục ở nơi ô nhiễm không khí,bụi bẩn,các hóa chất độc hại. Nếu tập trong nhà,hãy đảm bảo không gian đủ thông thoáng,mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt để tạo luồng không khí,nhưng tránh gió lạnh phả trực tiếp vào người. Khi luyện tập,cơ thể nóng lên khiến lỗ chân lông mở rộng,gặp hơi lạnh đột ngột dễ dẫn tới cảm lạnh.
Duy trì độ ẩm không khí
Không khí quá khô có thể làm khô niêm mạc đường hô hấp,khó hít thở. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong không gian tập luyện góp phần cải thiện tình trạng này. Nếu không có máy tạo ẩm,bạn có thể đặt chậu nước trong phòng.
Uống đủ nước
Trong quá trình vận động,cơ thể mất nước qua mồ hôi,do đó cần đảm bảo cung cấp đủ để duy trì cân bằng điện giải,hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn. Người tập nên uống nước trước,trong và sau các hoạt động thể chất để cơ thể luôn được cấp ẩm.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Người có bệnh nền như bệnh hô hấp mạn tính,bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh các hoạt động phù hợp,hiệu quả,đảm bảo sức khỏe.
Khuê Lâm
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20