2024-10-20 HaiPress
"Em không biết Bộ còn thay đổi nào nữa không. Năm lớp 9 vốn đã nặng nề vì phải chuẩn bị thi chuyển cấp,nay chúng em thêm sốt ruột,lo lắng không biết sẽ thi ra sao",Thủy ở TP HCM nói.
Nữ sinh cho hay trước đây bố mẹ ít khi trao đổi với em về việc thi cử,nhưng hơn một tuần nay liên tục gửi tin tức,bàn luận về phương án thi vào lớp 10.
"Bố bảo em hỏi cô nên đi học thêm môn nào từ bây giờ luôn không. Cả bố mẹ và em đều căng thẳng",nữ sinh kể.
Thủy đi học thêm Toán,Văn,Tiếng Anh từ đầu năm,lịch kín cả tuần. Nhiều năm qua,đây là ba môn thi vào lớp 10 công lập của thành phố. Giờ,nếu môn thi thứ ba không chắc là Tiếng Anh,em nói sẽ học thêm Khoa học Tự nhiên (Lý,Hóa,Sinh) bởi lo không cạnh tranh được với những bạn khác.
Nữ sinh đã hỏi một cô giáo gần nhà,nếu học thêm môn này,em định nhờ cô kèm vào khung giờ 21-23h.
Nhiều học sinh lớp 9 chung tâm trạng thấp thỏm,lo âu như Thủy sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất địa phương tự chọn môn thi thứ ba vào lớp 10 trong số các môn Ngoại ngữ 1,Giáo dục công dân,Khoa học Tự nhiên,Lịch sử và Địa lý,Công nghệ,Tin học. Nhưng môn này không cố định mà thay đổi hàng năm,được công bố trước ngày 31/3. Trước đó,Bộ còn đề xuất bốc thăm nhưng đã bỏ dùng từ này.
Ánh Hồng,trường THCS Phú Lâm,Bắc Ninh,nói áp lực thi cử sẽ tăng lên gấp đôi,gấp ba vì không biết tỉnh sẽ chọn môn nào.
"Vì thế,em nghĩ phải chuẩn bị hết và đi học thêm cho yên tâm". "Nhưng em thấy vô lý khi phải dồn sức ôn tập những môn không phải thế mạnh và có thể không nằm trong lựa chọn tổ hợp ở bậc THPT".
Thanh Vân,học sinh lớp 9 tại Nghệ An,nhìn nhận đề xuất của Bộ tạo áp lực và bất công. Theo em,ngoài Toán,Tiếng Anh,mỗi học sinh có những thế mạnh riêng. Khi thời gian ôn tập hạn chế,nếu môn thi thứ ba được chọn ngẫu nhiên,một số bạn sẽ được lợi vì đã có sẵn nền tảng tốt. Số còn lại không kịp ôn tập,ảnh hưởng đến kết quả thi,cả hệ đại trà lẫn chuyên.
"Việc này có thể gây mất công bằng,học tủ vì cuối tháng 3 mới công bố,thời gian ôn tập không bao nhiêu",Vân nói. Chưa kể,trong hai tháng cuối năm học,học sinh sẽ bỏ bê những môn còn lại,chỉ lo ôn các môn thi,vẫn trái ngược với mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nữ sinh cho rằng môn thi thứ ba cần được cố định hoặc công bố trước một năm. Khi đó,học sinh có đủ thời gian ôn tập,dù giỏi tự nhiên hay xã hội,các em đều có cơ hội như nhau.
Khi biết đề xuất của Bộ,chị Ngọc Bích,phụ huynh học sinh lớp 9 ở TP HCM còn "ngỡ là đùa". Chị nhìn nhận sự thay đổi không giảm tải cho học sinh mà gây ra sự bất an.
"Hai năm liên tiếp có con thi vào lớp 10 nhưng tôi thấy năm nay nhấp nhổm,lo hơn nhiều. Các phụ huynh than thở liên tục",chị nói.
Theo chị,kỳ thi vào lớp 10 quan trọng,ảnh hưởng đến hướng phát triển của học sinh,trong khi đó để đỗ vào trường công còn "căng hơn cả vào đại học". Việc môn thi thứ ba thay đổi hàng năm sẽ tạo áp lực thi cử,nhiều em còn phải học thêm môn này,môn khác để ứng phó.
"Việc này tạo gánh nặng cả về tài chính,lẫn tâm lý",chị Bích nhận định.
Chị Hương,phụ huynh lớp 9 ở Hà Nam,đồng tình. Một tuần,con chị có 7 buổi học thêm,trong đó ba buổi Tiếng Anh,còn lại Văn và Toán. Nếu không thi Tiếng Anh,chị Hương lo con lãng phí công thức ôn luyện,mà không làm tốt những môn còn lại.
Cô Thu Hiền,giáo viên tiếng Anh tại quận Cầu Giấy,Hà Nội,cho biết quá nửa phụ huynh của lớp 9 do cô phụ trách nháo nhác nhờ tư vấn,tìm chỗ học thêm cho con.
"Các bố mẹ chủ yếu băn khoăn về môn Khoa học Tự nhiên vì nặng,gồm cả Lý,Sinh. Có em đã học thêm nhiều lắm,đến tối mịt và cả cuối tuần",cô Hiền kể. "Tôi cũng đứng ngồi không yên về định hướng,liều lượng ôn tập cho các em với môn Tiếng Anh".
Thí sinh thi lớp 10 tại THPT Trưng Vương,quận 1,tháng 6/2024. Ảnh: Quỳnh Trần
Thầy Nguyễn Văn Ngai,nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM,nói nỗi lo của học sinh,phụ huynh là dễ hiểu bởi sự căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10,nhất là ở các thành phố lớn.
Theo thầy,đề xuất mới của Bộ là giao địa phương chọn môn thi thứ ba,nhưng thay đổi hàng năm,cơ bản tương tự bốc thăm. Thầy Ngai cho rằng trước khi tính đến phương án thi,cơ quan quản lý cần xác định mục tiêu của việc tuyển sinh đầu cấp là chọn lựa học sinh có năng lực tốt nhất để tiếp tục học THPT,hoàn toàn khác với tiêu chí của kỳ thi tốt nghiệp lớp 12.
"Thi tốt nghiệp mới cần kiểm tra đồng đều,còn tuyển sinh đầu cấp là chọn lọc",thầy Ngai nói.
Học sinh có 10 môn bắt buộc ở bậc THCS,lên THPT còn 8 là Ngữ văn,Toán,Ngoại ngữ,Lịch sử,Giáo dục thể chất,Giáo dục quốc phòng an ninh,Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp,Nội dung giáo dục của địa phương và 4 môn lựa chọn. Nếu không tính các môn dạng đánh giá và có yếu tố địa phương,số lượng môn bắt buộc,có tính điểm chỉ còn 4 là Văn,Lịch sử.
Do đó,tuyển chọn học sinh vào lớp 10 với ba môn Toán,Ngoại ngữ (chủ yếu Tiếng Anh) là hợp lý. Bởi ở THCS,Lịch sử còn tích hợp với Địa lý,nếu thi tổ hợp này sẽ là gánh nặng cho các em. Hơn nữa,trong bối cảnh tiếng Anh đang được định hướng trở thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường,ấn định môn thi này sẽ thôi thúc học sinh rèn luyện.
Cô Hiền và nhiều nhà giáo cũng đồng tình phương án thi ba môn như trên,công bố sớm để kỳ thi lớp 10 không tạo thêm áp lực cho học sinh. Song cũng có một số khác ủng hộ phương án của Bộ,cho rằng việc này giúp tránh học lệch. Lứa học sinh lớp 9 năm nay đã học chương trình giáo dục phổ thông mới trọn vẹn ở cấp THCS,với tinh thần các môn học đều bình đẳng
Tuy nhiên,thầy Ngai ở TP HCM cho rằng khắc phục việc học lệch cần phải bằng cách quản lý tốt,chứ không dùng môn thi.
"Vấn đề Bộ lo lắng là học lệch,học tủ có thể được kiểm soát phần nào thông qua quản lý,kiểm tra đột xuất. Không nên lấy việc thi cử để khắc phục hạn chế trong quản lý",thầy Ngai nhận định
Lệ Nguyễn - Thanh Hằng
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22
01-22