2024-09-25 HaiPress
Thông tin được GS Hoàng Văn Minh,Hiệu trưởng trường Đại học Y tế Công cộng chia sẻ tại hội thảo "Phòng chống tác hại của thuốc lá mới: Bằng chứng khoa học và kinh nghiệm tại Việt Nam và trên thế giới" do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 24/9 tại Hà Nội.
Ông Minh đưa ra kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu do ông chủ trì thực hiện từ tháng 10 - 12/2023,khảo sát trên 3.801 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại 11 tỉnh,thành ở Việt Nam cho thấy,14% học sinh đã từng sử dụng thử thuốc lá điện tử và 7% đang sử dụng trong 30 ngày qua. Tỷ lệ này đối với thuốc lá nung nóng là 1,8% từng sử dụng và 1% đang sử dụng.
GS Hoàng Văn Minh chia sẻ kết quả nghiên cứu tại hội thảo. Ảnh: NT
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy,10,6% học sinh tin rằng thuốc lá điện tử không gây hại hoặc ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống. Tương tự,tỷ lệ 3% học sinh có cùng quan điểm với thuốc lá nung nóng.
GS Minh đánh giá,nhiều người đang hiểu lầm hoặc bỏ qua những rủi ro khi sử dụng thuốc lá điện tử,thuốc lá nung nóng. Nghiên cứu của nhóm chỉ ra việc nhiều người tập trung sự chú ý vào chất nicotine trong thuốc lá. Song,các thành phần khác trong aerosol (hơi phun giống khói) của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có thể gây ra rủi ro sức khỏe. Aerosol trong các hương liệu có thể an toàn khi sử dụng qua đường tiêu hóa nhưng có thể gây hại khi hít vào qua đường thở. Các kim loại nặng và tạp chất khác có thể có trong aerosol của thuốc lá điện tử có thể gây rủi ro cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia,thiết bị thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng với kiểu dáng thời thượng,hương vị đa dạng và những chiến dịch quảng cáo tinh vi đã khiến nhiều người,đặc biệt là thanh thiếu niên,lầm tưởng rằng những sản phẩm này an toàn hơn so với thuốc lá truyền thống.
GS Minh nhấn mạnh cần phải hành động ngay lập tức,xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với những sản phẩm này.
Thiết bị sử dụng thuốc lá điện tử của một học sinh. Ảnh: Phan Dương
Bà Bungon Ritthiphakdee,Giám đốc Điều hành Trung tâm Quản trị và Kiểm soát thuốc lá toàn cầu (GGTC Thái Lan) đánh giá thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nicotine gây nghiện. Nếu nhiều người sử dụng loại thuốc lá mới này có khả năng tạo ra một thế hệ mới nghiện nicotine. Mặt khác,hiện thuốc lá điện tử có hơn 16.000 hương vị,như dâu tây,táo,chocoalte.... Những hương vị này,cùng với quan niệm sai lầm rằng dùng vape (thiết bị hút thuốc) không phải là hút thuốc,góp phần làm tăng sức hấp dẫn của chúng đối với thanh thiếu niên. Cộng đồng y tế toàn cầu,bao gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới,đã ghi nhận các trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng thuốc lá điện tử hoặc vape.
Theo Giám đốc GGTC Thái Lan,hầu hết các nước ASEAN đã có những bước tiến trong kiểm soát thuốc lá. Việt Nam đã thông qua luật kiểm soát thuốc lá vào năm 2012,sau đó là Campuchia và Lào. Các quốc gia đã làm tốt trong kiểm soát thuốc lá với các biện pháp như cấm quảng cáo,hạn chế hút thuốc ở nơi công cộng và cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá.
Tuy nhiên,theo bà Ritthiphakdee việc hạn chế thuốc lá các các nước đang gặp nhiều thách thức. Cụ thể,Lào và Campuchia vẫn duy trì mức thuế thấp với thuốc lá,trong khi Singapore và Thái Lan đã áp thuế trên 75% theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới. Ngành công nghiệp thuốc lá giới thiệu các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử và thiết bị vape nhắm vào giới trẻ. Bà Ritthiphakdee nhìn nhận các quốc gia phải áp dụng các khung pháp lý mạnh mẽ để giải quyết thách thức này và bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi tác hại của chứng nghiện nicotine.
Bà Ritthiphakdee phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NT
PGS Becky Freeman,trường Y tế Công cộng,Đại học Sydney Australia,chia sẻ các biện pháp giúp Australia giảm tỉ lệ người hút thuốc hằng ngày từ 30% xuống dưới mức 10%,trong đó có thuốc lá điện tử không còn được bán trong các cửa hàng tiện lợi. Người mua cần có đơn thuốc từ hiệu thuốc và chỉ sử dụng chúng để cai thuốc lá. Bên cạnh đó,Australia thực hiện các biện pháp mạnh như cấm hút thuốc nơi công cộng và quảng cáo thuốc lá,thay đổi bao bì và thực hiện các chiến dịch y tế.
PGS Becky Freeman đánh giá,việc hút thuốc xuất hiện trong các chương trình truyền hình OTT với những người nổi tiếng quảng bá thuốc lá và thuốc lá điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá lợi dụng mạng xã hội để truyền thông thương hiệu và gây ảnh hưởng đến các chính sách phòng chống thuốc lá. Bà cho rằng,thuốc lá điện tử cần được kiểm soát trong việc quảng bá trên nền tảng số. Công ước khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các quốc gia giải quyết vấn đề quảng bá thuốc lá trên các phương tiện truyền thông xuyên biên giới,bao gồm cả internet và nền tảng kỹ thuật số. "Chúng ta cần đảm bảo rằng luật quảng cáo thuốc lá theo kịp thời đại và bao quát được cả những hình thức truyền thông mới hiện đang rất thu hút giới trẻ",PGS Becky Freeman nói.
Theo báo cáo Bộ Y tế,năm 2023 Việt Nam ghi nhận hơn 1.200 người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử,thuốc lá nung nóng,trong đó có nhiều trẻ vị thành niên. So với cùng kỳ 2022,số ca nhập viện tăng đáng kể. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 11 tỉnh thành cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi tăng từ 2,6% (năm 2019) lên 8,1% (năm 2023). Ở nhóm 13-15 tuổi,tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% (năm 2022) lên 8% năm 2023. Đặc biệt,ở nữ giới tuổi 11-18,tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023.
Vĩnh Hà
12-27
12-27
12-27
12-27
12-27
12-27
12-27
12-27
12-27
12-27