2024-09-25 HaiPress
Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng,chống dịch sởi,do UBND TP Hà Nội ban hành ngày 23/9. Nguồn vaccine do Bộ Y tế cung ứng,triển khai tại gần 580 phường,xã,thị trấn toàn thành phố.
Chiến dịch đặt mục tiêu: trên 95% trẻ 1-5 tuổi chưa tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi,được tiêm một mũi vaccine phòng sởi - rubella. Nhân viên y tế nguy cơ cao mắc sởi cũng được chủng ngừa miễn phí nhằm tăng hiệu quả dự phòng.
Thành phố sẽ tổ chức điểm tiêm tại trạm y tế,trường mầm non,mẫu giáo,các điểm tiêm lưu động tùy thực tế. Đối tượng tiêm không bao gồm: người đã tiêm vaccine chứa thành phần sởi,rubella trong vòng một tháng trước chiến dịch; người hoàn thành phác đồ tiêm phòng sởi.
Minh họa trẻ em Hà Nội tiêm vaccine. Ảnh: Ngọc Thành
Trả lời VnExpress sáng 24/9,đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết thành phố ghi nhận ca bệnh rải rác,số lượng ít. Đến ngày 19/9,toàn thành phố có 6 ca sởi,trong đó hai ca bệnh mới nhất tiền sử chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Tuy vậy,ca sởi xu hướng tăng tại một số địa phương như TP HCM,Nghệ An,Thanh Hóa. Bên cạnh đó,thủ đô có mật độ giao thương cao,di biến động dân cư nhiều. Cùng với điều kiện thời tiết giao mùa,mưa ẩm như hiện nay,dịch bệnh có thể phát sinh.
Do đó,thành phố không chủ quan,chủ động triển khai chiến dịch tiêm chủng để phòng chống dịch bệnh. Sau khi kế hoạch ban hành,các cơ quan y tế rà soát số lượng người đủ điều kiện để lập danh sách,tập huấn chủng ngừa.
Đại diện CDC đánh giá việc chủ động tiêm phòng sẽ giúp phòng dịch bệnh hiệu quả nhất. Thời gian qua,thành phố duy trì tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao,ngăn chặn được nhiều dịch bệnh bùng phát. "Người dân nên chủ động cho con chủng ngừa đầy đủ,đúng lịch",đại diện CDC khuyến cáo.
Trước đó,TP HCM công bố dịch sởi,triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ 1-10 tuổi từ 31/8 để nâng miễn dịch cộng đồng. Đến nay,ở nhóm 1-5 tuổi,hơn 35.000 trẻ 1-5 tuổi đã tiêm chủng,chiếm gần 72% số dự kiến cần tiêm. Với nhóm 6-10 tuổi,hơn 52% đã chủng ngừa. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang có dấu hiệu chững lại.
VNVC đồng hành Sở Y tế TP HCM,tiêm vaccine sởi MVVAC miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi từ ngày 16/9. Ảnh: Mỹ Ngọc
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus. Tốc độ lây lan nhanh hơn cúm và Covid-19,một người nhiễm có thể lây cho 12-18 người.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính,Giám đốc Y khoa,Hệ thống tiêm chủng VNVC,virus sởi hoạt động và lây lan trong không khí hoặc trên bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa hai giờ. 90-100% người chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng mắc bệnh đều sẽ bị lây nếu tiếp xúc mầm bệnh.
Ban đầu,triệu chứng bệnh tương tự cảm cúm thông thường như sốt,xuất tiết mũi,họng,mắt sau đó tăng nặng thành sốt cao,viêm đường hô hấp,phát ban. Giai đoạn lây nhiễm bệnh thường xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau khi phát ban.
Bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ em,song các vụ dịch đều ghi nhận trường hợp thai phụ nhiễm sởi. Đây là những đối tượng nguy cơ cao trở nặng,có thể chịu biến chứng của bệnh,như: viêm phổi; viêm não,viêm màng não; khô loét giác mạc mắt dẫn đến mù lòa; viêm ruột do bội nhiễm các loại vi khuẩn Shigella,Ecoli; suy dinh dưỡng; tăng nguy cơ sảy thai,sinh non,thai chết lưu.
Về tiêm chủng,bác sĩ Chính cho biết vaccine được chủng ngừa cho người từ 9 tháng tuổi. Mỗi người cần tối thiểu hai mũi,nhắc lại theo lịch để đảm bảo miễn dịch lâu dài và chặn bùng phát dịch trong cộng đồng. Việc tiêm mũi 2 cũng giúp tăng cường miễn dịch,cho hiệu quả lên đến 98%.
Vaccine không sử dụng cho thai phụ,do đó phụ nữ cần hoàn thành phác đồ chủng ngừa tối thiểu ba tháng trước khi mang thai. Người đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine có thành phần sởi và sinh sống ở vùng dịch bệnh,sau một tháng có thể bổ sung một mũi để tăng kháng thể.
Ngoài vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng,tiêm theo chiến dịch,trẻ em và người lớn có thể chủng ngừa tại cơ sở dịch vụ,với loại phối hợp sởi - quai bị - rubella. Trong bối cảnh dịch bệnh,các mũi vaccine này có thể tiêm cách nhau tối thiểu một tháng,áp dụng với trẻ từ một tuổi.
Chi Lê - Gia Nghi
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20