2024-09-18 HaiPress
Hệ thống dọn rác thải nhựa trôi nổi trên biển của TOC. Ảnh: TOC
Cách đây vài ngày,dự án The Ocean Cleanup (TOC) thông báo mốc thời gian 10 năm và chi phí 7,5 tỷ USD để dọn sạch Đảo rác Thái Bình Dương (GPGP) vĩnh viễn,New Atlas hôm 17/9 đưa tin. GPGP là vòng xoáy rác thải ở trung tâm của vòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương giữa vùng ven biển California và Hawaii,một trong 5 khu vực tích tụ rác ngoài khơi. Theo TOC,nếu ý tưởng công nghệ mới nhất của họ trở thành giải pháp khả thi,thời gian và chi phí dọn đảo rác sẽ giảm một nửa còn 5 năm và 4 tỷ USD.
GPGP rộng ước tính 600.000 - 1.600.000 km2,chứa khoảng 80.000 tấn rác trôi nổi bên trên hoặc gần mặt biển. Đảo rác chủ yếu gồm hàng nghìn tỷ mẩu vi nhựa,nhưng cũng chứa lưới đánh cá,vỏ chai nước dùng một lần,túi nylon,TV,bóng đá,vịt cao su,kim tiêm đã qua sử dụng. Các nhà nghiên cứu ghi nhận có 46 loài khác nhau sống trên đảo rác,bao gồm cua,hàu,thủy tức,trai,nhện,... Do nhựa không phân hủy sinh học,nó vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn là vi nhựa dưới tác động thường xuyên của tia cực tím và sóng biển,tạo ra vấn đề lớn hơn cho nỗ lực thu dọn.
The Ocean Cleanup là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập vào năm 2013 với ý định dọn sạch GPGP. Tính đến nay,họ đã thu thập khoảng 12 triệu kg rác từ hệ sinh thái dưới nước trên khắp thế giới. Riêng 454.000 kg rác trong số đó đến từ GPGP,chiếm khoảng 0,5% đảo rác.
The Ocean Cleanup phát triển một phương pháp mang tên System 03 (do đây là phiên bản thứ 3) để dọn rác ở biển. Đó là rào chắn nổi dài 2,2 km căng giữa hai tàu di chuyển ở tốc độ tương đương người đi bộ,có màn sâu 4 m để giữ lại mọi mẩu rác trôi nổi. Hệ thống sử dụng dữ liệu theo dõi đại dương và mô hình AI để lái về hướng khu vực có mật độ rác thải nhựa cao nhất,giúp đạt hiệu quả hết mức có thể.
System 03 có khả năng dọn sạch khu vực rộng bằng một sân bóng Mỹ trong khoảng 5 giây. Sau khi hệ thống thu gom xong núi rác,tất cả được dồn vào một bao tải khổng lồ,kéo lên tàu và đổ ra sàn để phân loại và đóng gói nhằm tái chế. The Ocean Cleanup thậm chí hợp tác với các công ty như Kia để vận chuyển số rác thải nhựa tái chế đầu tiên cho sản xuất xe điện. TOC thậm chí còn sản xuất kính bay từ rác ở GPGP.
An Khang (Theo New Atlas)
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21
01-21