2024-09-13 HaiPress
Ngày 13/9,Ban quản lý vịnh Hạ Long cho phép đón tiếp khách trở lại tham quan tại các điểm đủ điều kiện gồm tuyến 1 (Thiên Cung - Đầu Gỗ),tuyến 2 (hang Sửng Sốt,hang Luồn,Ti Tốp) và tuyến 5 (trừ Ba Hang). Các điểm lưu trú nghỉ đêm đủ điều kiện để đón khách gồm hòn 587 - nhà Lát - hang Luồn,điểm trung chuyển xuồng cao tốc hòn Cát Lán.
Ông Bùi Văn Toàn,chủ tàu Fuji QN 8755 sức chứa 48 khách,cho biết đón được 40 khách trong ngày vịnh mở cửa. Tuy nhiên,đây là khách do ba tàu gộp lại để tối ưu chi phí,trong tuần không có thêm đoàn khách.
Ông Nguyễn Huân,chủ tàu Bài Thơ,cũng cho biết lượng khách "còn nhỏ giọt",tới 16/9 mới có đoàn khách đầu tiên. Dù vịnh Hạ Long đã đón khách trở lại,quang cảnh bến tàu còn ngổn ngang,nhiều tàu chìm chưa trục vớt.
Theo nhiều chủ tàu khác,trong tháng 9,lượng khách tới Hạ Long không cao,do khách hủy nhiều sau bão và vừa qua cao điểm lễ. Đại diện Công ty CP Truyền thông Du Lịch Việt nói đã hủy ba đoàn với 40 khách đi tour miền Bắc khởi hành trong tháng 9,trong đó có lịch tham quan vịnh Hạ Long,vì vấn đề an toàn.
Khách trên tàu Fuji QN 8755 sáng 13/9. Ảnh: NVCC
Chi hội tàu Hạ Long cho biết có 27 tàu du lịch đắm sau bão Yagi,trong đó 25 tàu tham quan và hai tàu lưu trú. Các chủ tàu phải chi trả tiền trục vớt,sửa chữa,ước tính chi phí cho tàu tham quan gần một tỷ đồng; tàu lưu trú hai tỷ đồng. Việc trục vớt sẽ được tiến hành trong tuần tới để hoạt động du lịch được thông suốt lại. Tuy nhiên,các chủ tàu hầu như không đủ tiền để trục vớt,sửa chữa và trả nợ ngân hàng.
Ông Đức Minh,chủ nhà hàng Phương Giang,sở hữu một tàu tham quan trên vịnh Hạ Long,vẫn suy sụp sau khi cơn bão đi qua. Khoảng 70% nhà hàng bị hư hại,không thể phục vụ khách trong ít nhất một tháng,chi phí sửa chữa vào 1,5 tỷ đồng. Với con tàu đắm,chi phí trục vớt khoảng 50 triệu đồng,cộng thêm 500 triệu đồng tiền sửa chữa.
"Cạn kiệt,tôi chỉ còn cách vay người thân để làm lại",ông nói,nhấn mạnh thiệt hại của mình còn nhỏ hơn rất nhiều so với các chủ tàu khác. Theo ghi nhận,các tàu tham quan có chi phí đóng mới khoảng 3-5 tỷ đồng,các tàu ngủ đêm lên tới hàng chục tỷ đồng.
Một góc cảng Tuần Châu hôm 10/9,nơi nhiều tàu đắm chưa được trục vớt. Ảnh: NVCC
Theo chủ tàu Đông Dương,ông Đào Duy Hiếu,nhiều chủ tàu không mua bảo hiểm thân vỏ do lượng khách giảm sau dịch. Trước dịch,tàu của ông Hiếu có ngày chạy tới hai hoặc ba chuyến,tháng cao điểm có thể chạy tới 60 chuyến. Sau dịch,tháng cao điểm được 30 chuyến,tháng 8 thấp điểm chỉ chạy 15 chuyến,không đủ chi phí trả lương nhân viên.
Chi hội phó Nguyễn Văn Phượng cũng cho biết hầu hết chủ tàu chỉ mua bảo hiểm dân sự,không mua bảo hiểm thân vỏ,do vấn đề kinh tế và "một phần chủ quan do chưa từng xảy ra sự cố tương tự". Chi phí mua bảo hiểm dân sự là hai triệu đồng mỗi năm,bảo hiểm thân vỏ từ 20 triệu đồng,tùy kích cỡ,trọng tải.
Chi hội tàu Hạ Long cho biết bảo hiểm dân sự chi trả tối đa khoảng 70 triệu đồng. Đơn vị đang làm việc với các cơ quan chức năng để hỗ trợ các chủ tàu bị thiệt hại,bao gồm đề xuất UBND bố trí ngân sách; đề nghị ngân hàng hỗ trợ gia hạn các khoản vay,trả lãi,giảm lãi suất vay,cho vay vốn lưu động.
Hiện tại,việc phục vụ khách tham quan vịnh Hạ Long không bị ảnh hưởng nhiều do có hơn 300 tàu hoạt động.
Tú Nguyễn
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20