2024-08-24 HaiPress
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau,nhất là các loại giàu chất xơ,ít tinh bột. Một trong những loại lành mạnh,bổ dưỡng,đem lại lợi ích cho sức khỏe là dưa leo.
Giàu dinh dưỡng
Dưa leo chứa nhiều chất chống oxy hóa,phần lớn nằm ở lớp vỏ. Những hợp chất này giúp cơ thể xử lý và loại bỏ các gốc tự do,giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim,ung thư,tiểu đường.
Dưa leo cũng rất giàu kali. Khoáng chất này hỗ trợ chức năng thần kinh,tăng quá trình giao tiếp tế bào,chức năng co bóp cơ,thận. Người không nạp đủ kali có nguy cơ gặp các vấn đề về huyết áp và thận. Đây cũng là các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài chất chống oxy hóa,kali,dưa leo còn cung cấp vitamin K,folate,kẽm,magiê,choline... hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Chỉ số đường huyết thấp
Thực phẩm này có chỉ số đường huyết (GI) 15 nên ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu,trong khi GI trên 70 có nguy cơ cao tăng đường huyết. GI là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn. GI được chia làm ba nhóm bao gồm thấp ≤ 55,trung bình 56-69,cao ≥ 70. Một quả dưa leo cỡ chỉ chứa 5 g đường nên rất lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Hàm lượng chất xơ cao
Ngoài ít carbohydrate (carb),dưa leo còn chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ làm chậm khả năng hấp thụ glucose của cơ thể,ít có nguy cơ làm tăng đường trong máu. Một quả dưa leo nguyên vỏ cung cấp 1,5 g chất xơ,đáp ứng khoảng 6% giá trị khuyến nghị hàng ngày (DV).
Chất xơ từ dưa leo và các loại rau không chứa tinh bột khác cũng góp phần mang lại cảm giác no. Nhờ đó người bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2 ít ăn vặt. Ăn quá nhiều khiến dư thừa calo và tăng cân - yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Ít carb,ít calo
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến khích người bệnh này ăn nhiều thực phẩm chứa ít hoặc không chứa tinh bột để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Dưa leo ít carb,là món ăn lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt. Loại rau ít carb này cũng rất ít calo,khoảng 45 kcal mỗi quả,không lo tăng cân.
Dù dưa leo đem lại nhiều lợi ích nhưng không dùng thay thế cho thuốc trị tiểu đường. Người bệnh không nên ngừng hoặc tự ý thay đổi thuốc điều trị mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bảo Bảo (Theo WebMD,Livestrong)
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29
12-29