2024-06-25 HaiPress
Đường đông như nêm,thậm chí tắc đường là hình ảnh hàng ngày tại nhiều tuyến đường ở TP HCM hay Hà Nội giờ cao điểm. "Chờ đèn đỏ vài lượt mới có thể sang đường",Quỳnh,25 tuổi,thành phố Thủ Đức,TP HCM chia sẻ.
Cô miêu tả,trải nghiệm đi đường giờ cao điểm "như là bị tra tấn",xe nhích từng chút một,phải hít bầu không khí đặc quánh mùi xăng xe,đôi khi cả mùi mồ hôi sau một ngày lao động vất vả của những người xung quanh. "Xe và người ken chặt vào nhau,mình cảm giác thấy cả hơi thở của người phía sau phả vào gáy",Quỳnh nói.
Hầu như mọi người đều sợ di chuyển trong giờ cao điểm. Một số người chọn cách né tránh,như Tuấn (Nhà Bè,TP HCM) thường đi làm thật sớm,chiều về sớm hoặc muộn hẳn,khi đường đã giảm mật độ giao thông. Tuy nhiên,phần đông mọi người vẫn phải ra đường vì đó là lúc đi làm đi học,hay là lúc tan tầm để trở về nhà.
"Ra đường giờ tan tầm như ra trận" là cảm giác của Phương,sinh viên năm hai đại học tại Hà Nội. Vừa đi làm vừa đi học,hàng ngày cô phải đi lại rất nhiều trên đường,nhất là trong giờ cao điểm. Phương chia sẻ,di chuyển vào thời điểm này,cô cần phải khéo léo lựa chọn những cung đường ít kẹt xe nhất,lái xe thông minh để đảm bảo vừa đến nơi kịp thời,vừa an toàn giao thông. Tuy nhiên,gặp những đoạn đường kẹt cứng,Phương đành phải "khuất phục",chấp nhận nhích từng chút một.
Biểu cảm hơi mệt mỏi của một bạn gái khi đi lại trên đường phố Hà Nội vào giờ cao điểm. Ảnh: Hà Phương
Nhà anh Hiệp (Hà Nội) cách công ty khoảng 10 km. Dù công việc và môi trường hiện tại phù hợp,anh vẫn không muốn gắn bó lâu dài vì việc đi lại quá vất vả. Anh chia sẻ về những "nỗi đau" phải trải qua khi di chuyển vào giờ cao điểm: "Có những lúc tan sở,năng lượng cạn kiệt nhích từng chút một trên đường. Tôi thấy không chỉ đau đầu,mà còn đau ví vì hao xăng".
Cũng chung nỗi buồn hao xăng do tắc đường giờ cao điểm,Tuệ Lâm (Hà Nội) kể,vẫn chiếc xe máy này,hồi cô ở quê,đi làm quãng đường gần chục km từ nhà tới công ty,mỗi tuần cô hết 70.000 đồng đổ xăng. "Giờ ra Hà Nội,đường ngắn hơn mà một tuần phải đổ xăng hơn 100.000 đồng",Lâm nói.
Tuy nhiên,nhiều người đã tìm thấy niềm vui khi vượt qua quãng đường khổ ải của giờ cao điểm. Đó là cái thở phào khi biết mình không bị trễ giờ làm như chị Trà,30 tuổi,nhân viên HR tại Hà Nội. "Muốn kịp chấm công,thì không tự lái" là kinh nghiệm của chị.
Sáng nào,chị cũng phải chạy đua với thời gian để kịp chấm công vì nhà xa,đường tắc và chị lại không giỏi trong việc chạy xe. Một năm gần đây,số lần chị bị chấm công muộn chỉ đếm trên đầu ngón tay,vì đặt xe công nghệ đi làm đã trở thành thói quen di chuyển của chị.
"Hôm nào đi Grab,mình cũng chỉ bác tài đường tắt,vừa lẹ vừa đỡ kẹt xe. Anh chị tài xế lại có thêm thời gian chạy cuốc mới",chị Trà chia sẻ về niềm vui giản đơn mỗi ngày.
Nữ nhân viên đặt xe công nghệ đi làm để kịp giờ chấm công. Ảnh: Hà Phương
Lan,26 tuổi,nhân viên marketing tại TP HCM cũng tìm thấy niềm vui khi di chuyển giờ cao điểm bằng cách biến đây thành những giây phút sống chậm của bản thân. "Kẹt xe không đáng sợ bằng kẹt tiền,kẹt deadline,hay những mắc kẹt trong suy nghĩ. Đôi khi tôi thấy,giờ cao điểm của thành phố lại là giờ thảnh thơi của mình",Lan chia sẻ. Để được thảnh thơi đúng nghĩa,cô chọn cách di chuyển bằng đặt xe công nghệ. Có các bác tài đưa đón,cô yên tâm ngồi phía sau xe,khi thì suy nghĩ vẩn vơ,khi thì trò chuyện với các bác tài.
Linh khảo giá trước khi đặt xe. Ảnh: Hà Phương
Thường xuyên đặt xe công nghệ để đi làm,Linh,27 tuổi nhân viên kế toán tại Hà Nội có niềm vui là tìm được những cuốc xe giá rẻ. Điện thoại của Linh cài sẵn các ứng dụng đặt xe. Di chuyển ngày hai "cữ" đều vào giờ cao điểm,mỗi lần đặt xe,Linh mất khoảng 10 phút để soi giá,lựa bên nào rẻ nhất mới đặt.
Gần đây,biết tới GrabBike Tiết Kiệm,Linh trung thành với dịch vụ này. Mỗi ngày,Linh mất khoảng 50.000 đồng di chuyển hai chiều vì giá cước đã tiết kiệm đến 20% so với GrabBike thường. "Gần đây vào hai khung giờ cao điểm 6h-9h và 17h-20h,app còn tự động áp dụng ưu đãi giảm thêm tới 20% nữa",Linh hào hứng.
Hình ảnh quen thuộc của những bà mẹ có con nhỏ vào giờ tan tầm - cao điểm giao thông. Ảnh: Hà Phương
Còn với chị Yến,29 tuổi,nhà báo ở Hà Nội,vượt qua quãng đường gian khổ giờ cao điểm là giây phút nhìn thấy con gái đang đợi mẹ tới đón ở lớp. "Chỉ cần nghĩ đến con đang đợi mình,mọi mỏi mệt đi đường dường như tan biến",chị chia sẻ. Nghe con nhỏ ngồi phía sau líu lo đủ thứ chuyện,chị cảm thấy giờ cao điểm không còn quá đáng ngại đối với mình. Thời gian di chuyển trên đường trong giờ cao điểm thậm chí còn là khoảng thời gian ít ỏi trong ngày chị có thể dành trọn vẹn cho con.
Kim Anh
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20